Chào Mừng Quý Khách Đã Ghé Thăm HTX Nấm Gạo Tân Lập Tiến

Mô Hình Trang Trại Nấm Thanh Nhàn

    Nhà trồng nấm bào ngư ngày càng được nhiều người xây dựng để có thể nuôi trồng nấm quanh năm mà không phải bị lệ thuộc quá nhiều với điều kiện thời tiết khí hậu nữa, giúp chủ động hơn trong việc trồng nấm.

    Thiết kế cơ bản mô hình trồng nấm bào ngư

    Việc xây dựng nhà trồng nấm bào ngư cần chú trọng đến độ ẩm, nhiệt độ,… để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây nấm.

    Tuy nhiên, bà con làm nhà trồng nấm bào ngư cũng không nhất thiết phải đạt chuẩn này chuẩn nọ, cứ tận dụng lại cơ sở vật chất cũ để tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro cũng được.

    Khi bước vào trại nấm bào ngư, thấy nó mát mẻ hơn môi trường bên ngoài vào mùa hè, còn mùa đông thì ấm áp hơn bên ngoài là được rồi đó.

    Dưới đây là một số điều cần chú ý:

    • Độ ẩm trong trại nấm: 60 – 90%
    • Nhiệt độ trong nhà trồng nấm: 25 – 32oC.
    • Nền trại nấm cần xây cao ráo, tránh việc bị ngập khi có mưa lớn.
    • Không đặt nhà trồng nấm gần nơi chăn nuôi, cần chủ động có nguồn nước sạch đảm bảo (nước không được nhiễm sắt, phèn, chất gây ô nhiễm, độ pH từ 5.5 trở lên) và thuận lợi cho việc tưới nước cho nấm.
    • Ánh sáng trong nhà trồng nấm bào ngư cần vừa đủ để có thể đọc sách và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào trại. Có thể lợp mái bằng tôn sáng hoặc làm cửa sổ trên mái…
    • Nhà trồng nấm bào ngư được lợp lá, nền làm bằng đất để giữ độ ẩm và nhiệt độ cho trại, ngoài ra có thể sử dụng vật liệu lợp như tôn hoặc ngói. Nền thì làm bằng xi măng hoặc trải đá với cát bên dưới cũng được miễn nền trại sạch sẽ và duy trì ẩm tốt cho trại.
    • Cần phải giăng bạt kín để tránh gió và lưới để tránh sự côn trùng xung quanh nhà trồng nấm bào ngư.

    Quy mô xây dựng

    Hiện tại Trang Trại Nấm Thanh Nhàn đang làm ở quy mô gần 100m2 với khoảng 10.000 các loại Phôi Nấm Mọi người có thể tham khảo quy mô để xây dựng trại cho phù hợp theo thông tin dưới đây nha:

    • Dưới 1000 bịch: Với quy mô nhỏ trồng nấm để lấy kinh nghiệm và để lấy nấm ăn thì không cần phải làm trại chi cho phức tạp, cứ hàn vài cái kệ trong nhà luôn, diện tích đâu đó tầm 5m2 là được. Sau đó chất phôi nấm lên, chăm sóc như bình thường là được.
    • Dưới 5000 bịch: Ở quy mô này thì cũng tương tự trên, chỉ cần hàn kệ và tận dụng các căn phòng trống, nhà nuôi gia súc bỏ không để nuôi trồng nấm, diện tích tầm 25 – 35m2 là được.
    • Trên 10.000 bịch: Để chứa đống phôi này cần diện tích khoảng 70m2 cho rộng rãi, hàn kệ hoặc làm dây treo đều được. Nếu có nhà kho, nhà nuôi gia súc bỏ trống cũng có thể tận dụng lại làm nhà nuôi trồng nấm bào ngư cũng được luôn.

    Ưu điểm của việc tận dụng kho xưởng có sẵn làm trại

    Ưu điểm lớn nhất của việc tân dụng lại kho xưởng để làm nhà trồng nấm bào ngư chính là đỡ tốn thời gian xây dựng trại mới cũng như tiết kiệm rất nhiều chi phí, chỉ cần sửa sang lại tí cho phù hợp môi trường sống của nấm bào ngư là có thể tiến hành trồng nấm được rồi.

    Tất nhiên, việc tận dụng kho xưởng hoặc chuồng trại cũng có một số nhược điểm như nền kho xưởng thường được tráng xi măng, mái thì lợp tôn nên trại sẽ rất nóng vào mùa nắng.

    Vì vậy, trước khi bắt tay vào trồng nấm, bà con nên chú ý các vấn đề sau:

    • Do tận dụng kết cấu đã có sẵn thì bà con nên hàn kệ để chứa phôi nấm sẽ tối ưu hơn thay vì dùng dây treo, để khỏi phải tốn thời gian và chi phí sửa lại kho xưởng.
    • Sử dụng các vật liệu cách nhiệt như xốp cách nhiệt, giấy cách nhiệt lót trên trần nhà để giảm hơi nóng lan xuống trại, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong trại phù hợp với điều kiện phát triển của nấm.
    • Nền xi măng được cái sạch sẽ tuy nhiên nó không thể giữ độ ẩm được như nền đất nên cần thường xuyên tưới nền để duy trì ẩm.
    • Về ánh sáng và độ thông thoáng: Cần lưu ý làm trại thông thoáng gió, có thể là mở cửa sổ rồi lấy lưới lan che lại cũng được. Nói chung mần sao để trại thông thoáng mà vẫn đảm bảo không có gió lùa trực tiếp vào nấm là được.
    • Kệ để phôi nấm làm đơn giản cũng được, muốn di chuyển nhẹ nhàng thì có thể thêm bánh xe đẩy ra vô cho tiện nếu nền trại làm bằng xi măng, nhớ thêm lớp chống gỉ để xài kệ cho lâu hen.
    • Tiêu chuẩn xây dựng nhà trồng nấm

      Hiện bên Trại nấm Chín Thạch đang dùng kệ để phôi nấm, kệ phôi có kích thước Dài Rộng Cao tương ứng 2.5m x 42cm x 2m, nếu bạn sử dụng dây treo bịch thay cho kệ thì chi phí trồng nấm bào ngư sẽ giảm đáng kể.

    • Nên xi măng, lớp mái tôn có thêm vật liệu cách nhiệt (Nền đất + mái lá cũng được, tiết kiệm chi phí).
    • Nhà trồng nấm bào ngư có 2 mái chữ A.
    • Xung quanh treo bạt tránh gió lùa và lưới lan chống côn trùng xâm nhập.
    • Hàn kệ đựng phôi nấm (Dùng treo bịch trên dây cũng được, sẽ rẻ và tiết kiệm diện tích hơn nhiều).
    • Nếu làm dây treo thì cần tính toán kỹ làm sao để dây có thể chịu được sức nặng của phôi trong suốt thời gian trồng nấm.

      Kích thước xây dựng

      Trung bình 10.000 phôi phải cần khoảng không gian 60m2 đổ lên là ổn, phần còn lại sẽ là lối đi cũng tương đối rộng rãi rồi.

    • Diện tích 70m2 = Rộng 7m x Dài 10m
    • Chiều cao kệ khoảng 2m
    • Đặt 2 kệ nhỏ sát tường, còn lại 14 kệ đặt cách nhau 60 – 70cm (Bà con xem hình ở mục “Cách sắp xếp phôi nâm hiệu quả” để dễ hình dung nha)
    • 1 kệ sắt V3 Dài Rộng Cao tương ứng 2.5m x 42cm x 2m thì chứa được 625 phôi (cứ 1m2 chứa được 250 phôi)
    • Lưu ý: Tùy kích thước chiều rộng và chiều dài của nhà trồng nấm bào ngư mà sẽ bố trí kệ hoặc dây treo sao cho phù hợp nhé.

    Bài viết liên quan

    Cách Trồng Nấm Đúng Cách Nhất

    Cách Trồng Nấm Đúng Cách Nhất

    Cách Trồng Nấm Đúng Cách Nhất

    Sau khi tơ nấm lan kín bịch phôi, tiến hành đưa nấm vào nhà trồng. Độ ẩm trong nhà trồng nấm đảm bảo từ 80-85%, nhiệt độ 20-260C. Lưu ý, không được phun nước trực tiếp vào bịch phôi; ánh sáng khuếch tán nhẹ khoảng 50Lux, không được có ánh nắng chiếu trực tiếp, đảm bảo thoáng, kín gió và sạch sẽ.

    Cách Trồng Lúa Gạo Sạch

    Cách Trồng Lúa Gạo Sạch

    Cách Trồng Lúa Gạo Sạch

    Tạo nên những sản phẩm Gạo Sạch và an toàn, khuyến khích sản xuất lúa gạo có chứng nhận và truy xuất rõ ràng về nguồn gốc là một trong những giải pháp được nêu cụ thể trong “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” của Bộ NN-PTNN. Đề án hướng đến mục tiêu giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học dùng trong sản xuất lúa từ 30% trở lên vào năm 2025.

    Cách Chọn Phôi Giống Cho Các Loại Nấm

    Cách Chọn Phôi Giống Cho Các Loại Nấm

    Cách Chọn Phôi Giống Cho Các Loại Nấm

    Thực tế thì trồng nấm cũng là một ngành trong nông nghiệp như trồng cây. Trồng cây thì cần hạt giống, dinh dưỡng, nước, đất. Trồng nấm thì cần meo nấm (meo giống), nguồn dinh dưỡng và nước tưới. Chỉ là chúng được nuôi trồng và chăm sóc theo cách khác nhau. Đối với những người mới bắt đầu trồng nấm, thách thức lớn nhất chính là việc tìm hiểu và chọn nơi làm phôi nấm chất lượng để nhập phôi tốt về nông trại của mình rồi bắt đầu quá trình. Nhưng thật sự, bạn sẽ không thể nào biết nào được chất lượng của nguồn phôi nấm ấy có đảm bảo hay không cho đến khi nhập về và nuôi trồng

    Tìm Hiểu Về Nấm

    Tìm Hiểu Về Nấm

    Tìm Hiểu Về Nấm

    Giới Nấm bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin. Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm tạo nên thể sợi, một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả

    Quy Trình SX Bịch Phôi Nấm

    Quy Trình SX Bịch Phôi Nấm

    Quy Trình SX Bịch Phôi Nấm

    Bịch phôi nấm là một túi nguyên liệu đã được xử lý qua nhiều công đoạn trước khi đem cấy meo giống. Một quy trình làm BỊCH PHÔI NẤM thường gồm năm công đoạn chính: Xử lý nguyên liệu, đóng gói, hấp thanh trùng, cấy meo và theo dõi sự phát triển của tơ nấm…

    facebook