Những năm gần đây, nghề trồng nấm đã thực sự phát triển và trở thành nguồn thu chính cho nhiều hộ nông dân. Để có những thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng thì người trồng nấm cần phải trải qua nhiều công đoạn, quy trình kỹ thuật trồng phức tạp đòi hỏi phải bỏ công sức, thời gian chăm sóc mới cho năng suất chất lượng tốt.
Nấm khác với những thực vật xanh: không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm. Chính vì thế, tất cả hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng, tương đương với giới thực vật và động vật.
Phôi nấm là một loại vật liệu sẵn có để bắt đầu quá trình trồng nấm. Phôi nấm chứa mầm giống nấm để bắt đầu quá trình phát triển của nấm. Phôi trồng nấm có thể bao gồm các loại giá thể như rơm, gỗ, bã mía, hoặc các vật liệu tự nhiên khác được xử lý và ổn định để tạo điều kiện tối ưu cho nấm phát triển.
Thị trường tiêu thụ Nấm tại Việt Nam và trên cả thế giới đều đang tăng dần qua các năm. Đặc biệt với nhu cầu “eat clean”, sống xanh và các chế độ ăn healthy tăng mạnh thời gian gần đây, các nguồn Nấm từ Việt Nam càng có nhiều lợi thế và tiềm năng xuất khẩu hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Nấm Phú Gia sẽ chia sẻ cùng các bạn các nguồn nấm khô xuất khẩu chất lượng cao – được bạn bè thế giới yêu thích và tin dùng, các thủ tục để xuất khẩu nấm cũng như các thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu Nấm sang các thị trường nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đài Loan,…