Chào Mừng Quý Khách Đã Ghé Thăm HTX Nấm Gạo Tân Lập Tiến

Cung Cấp Phôi Giống

    Phôi nấm là một môi trường sống giàu các chất dinh dưỡng được con người tạo ra để nấm có thể sinh trưởng và phát triển. Phôi nấm được làm từ các nguyên liệu như mùn cưa, rơm rạ, bã mía,… đã qua xử lý.

    Tùy thuộc vào chủng loại nấm mà người ta sẽ phối trộn các nguyên liệu khác nhau. Ví dụ như Phôi Nấm Bào Ngư thường được làm từ mùn cưa, rơm rạ, cám gạo,… phôi nấm rơm thường được làm từ rơm, rạ, trấu, mạt cưa, cám…

    Phôi nấm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của nấm. Vì vậy, việc sản xuất phôi cần được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo chất lượng.

    Có rất nhiều loại phôi như phôi nấm bào ngư, phôi nấm rơm, phôi nấm linh chi,… nhưng để cho gọn và dễ hình dung, chúng ta sẽ chia các loại phôi nấm dựa vào đặc điểm và mục đích sử dụng quả thể thu hoạch từ phôi nấm đó.

    Nếu dựa theo phân loại trên thì ta sẽ có 2 loại là Phôi nấm thực phẩm và Phôi nấm dược liệu.

    Phôi nấm thực phẩm

    Các loại phôi nấm cho quả thể dùng làm thực phẩm nấu ăn hàng ngày như:

    • Phôi nấm bào ngư/ sò
    • Nấm Hoàng Kim
    • Phôi nấm rơm
    • Nấm mối đen

    Phôi nấm dược liệu

    Các loại phôi nấm cho quả thể dùng làm dược liệu sử dụng tốt cho sức khỏe như:

    • Đông trùng hạ thảo
    • Phôi nấm linh chi
    • Nấm vân chi
    • Phôi nấm hầu thủ
    • Do có rất nhiều loại phôi với cách phối trộn các nguyên liệu khác nhau nên mình sẽ chỉ đi cụ thể các công đoạn để áp dụng vào sản xuất các loại phôi phổ biến hiện nay như nấm linh chi, nấm sò, nấm bào ngư,…

      Phối trộn nguyên liệu

      Nguyên liệu chính là mùn cưa của các loại cây như cao su, mít, tràm… đem trộn với các nguyên liệu phụ khác như vôi, cám bắp, bột nhẹ… rồi tưới nước và trộn đều, cuối cùng là đem ủ từ vài tiếng đến 1 hoặc 2 ngày. Sau đó đem ra sàng lọc để loại bỏ các tạp chất di vật.

      Đóng nguyên liệu vào bịch

      Tiếp theo thì bắt đầu đóng nguyên liệu vào các bịch ni lông. Bịch phôi sau khi đóng nặng tầm 1,1 – 1,2kg. Nguyên liệu được nén trong bịch nên ở mức độ vừa phải, không nên nén chặt quá vì sau đó mình nhét bông lại ngay cổ bịch nữa.

      Dùng hơi nước hấp khử trùng phôi nấm

      Để loại bỏ các vi sinh vật gây hại cho nấm, chúng ta sẽ tiến hành hấp khử trùng phôi nấm bằng hơi nước. Ngoài ra, quá trình này còn giúp chuyển hóa hỗn hợp nguyên liệu trong bịch phôi thành chất dinh dưỡng nuôi tơ nấm phát triển.

      Thời gian hấp khử trùng bằng hơi nước thường kéo dài từ 10 – 12 tiếng. Sau khi hấp khử trùng xong, cần để nguội để chuẩn bị cấy meo giống vào phôi.

      Cấy meo giống vào phôi nấm

      Phôi sau khi để nguội sẽ tiến hành cấy meo giống vào, nhớ là bịch không được nóng nếu không cấy vào sẽ chết meo và cũng không được để bịch trên 2 ngày vì lúc đó cấy meo vào sẽ làm ảnh hưởng quá trình kéo tơ rất nhiều.

      Ủ bịch phôi nấm

      Sau khi cấy meo giống vào bịch phôi xong thì mang đi ủ khoảng 30 ngày. Nơi ủ phôi cần thông thoáng, kín gió, không quá nóng hoặc quá lạnh.

      30 ngày sau thì tiến hành chuyển phôi vào trại chính để bắt đầu quá trình chăm sóc khoảng 45 ngày (đối với phôi dài ngày) cho tơ nấm chạy khắp bịch phôi, chuẩn bị cho quá trình chăm sóc phôi để ra thành phẩm.

      Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trồng nấm tại nhà cũng là một cách đơn giản để có được những cây nấm tươi ngon, sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.

      Vậy ai nên bắt đầu trồng phôi nấm tại nhà?

      Người yêu thích trải nghiệm trồng và thu hoạch nấm

      Nếu bạn là một người thích ăn nấm, thì việc trồng nấm tại nhà là một cách tuyệt vời để bạn có thể tự tay thu hái và thưởng thức những cây nấm tươi ngon, chất lượng cao ngay tại nhà của mình.

      Bạn có thể lựa chọn trồng các loại nấm khác nhau, tùy theo sở thích của mình. Mỗi loại nấm sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau. Bạn sẽ được trải qua từng giai đoạn từ lúc tơ nấm bắt đầu chạy đến lúc hình thành quả thể rồi cách thu hoạch nấm nữa.

      Bên cạnh đó bạn có thể sẽ gặp phải trường hợp phôi nấm bị nhiễm bệnh, hư hại….và bạn sẽ phải tìm cách xử lý kịp thời để khắc phục hậu quả.

      Tất cả những điều đó chắc chắn sẽ là 1 trải nghiệm đầy thú vị đối với bạn.

      Người có sở thích ăn chay

      Ăn chay hiện đang là xu hướng khá hot, rất nhiều người lựa chọn ăn chay vì những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại.

      Nấm lại là nguồn thực phẩm thơm ngon, chế biến được đa dạng món ăn lại giàu dinh dưỡng, dễ trồng nên được rất nhiều người ưa chuộng.

      Trồng nấm tại nhà cũng là cách chúng ta chủ động được nguồn thực phẩm có độ tươi ngon và an toàn của nấm nữa. Ngoài ra, trải nghiệm trồng nấm tại nhà cũng rất thú vị, rất đáng để thử.

      Người muốn tiết kiệm chi phí

      Nấm là một loại thực phẩm có giá thành khá cao, đặc biệt là các loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao như nấm đông cô, nấm tuyết, nấm bào ngư,… Do đó, nếu bạn là một người muốn tiết kiệm chi phí, thì trồng nấm tại nhà là một lựa chọn tuyệt vời.

      Trồng nấm tại nhà có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí theo hai cách:

    • Tiết kiệm chi phí mua nấm: So với việc mua nấm ở chợ hoặc siêu thị, trồng nấm tại nhà chắc chắn giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Chỉ cần bịch phôi và một vài vật dụng khác như kệ, thùng xốp, rổ… là bạn có thể bắt đầu trồng nấm tại nhà được rồi.
    • Tăng năng suất: Nếu bạn đã có kinh nghiệm chăm sóc thì việc phôi nấm có thể thu hoạch 5 – 7 lần là chuyện quá bình thường. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí mua phôi nấm cũng như nấm ăn.
    • Đây là một số lý do những người có nhiều thời gian rảnh nên trồng nấm tại nhà:

    • Thoải mái lựa chọn loại nấm mình yêu thích, tự thiết kế không gian trồng và chăm sóc cây nấm theo cách riêng của mình.
    • Mang lại cảm giác thư giãn vì quá trình trồng nấm khá đơn giản, nấm dễ phát triển giúp người trồng có cảm giác thích thú.
    • Giúp bạn học hỏi, tích lũy kiến thức và trải nghiệm theo thời gian.
    • Tăng thu nhập khi thu hoạch và bán nấm. Nấm tự trồng tươi ngon nên bán giá sẽ khá tốt, ăn lại ngon nữa.
    • Người có nhiều thời gian rảnh, muốn có thêm một thú vui và tăng thu nhập

      Trồng nấm tại nhà là một hoạt động thú vị và phù hợp với những người có nhiều thời gian rảnh, muốn kiếm thêm đồng ra đồng vào tiêu xài. Quá trình trồng nấm giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và có thêm niềm vui trong cuộc sống.

    Bài viết liên quan

    Xuất Khẩu Gạo Sạch

    Xuất Khẩu Gạo Sạch

    Xuất Khẩu Gạo Sạch

    Gạo sạch là những loại gạo được trồng trọt, chăm bón, thu hoạch và sản xuất ra thành phẩm theo một quy trình khép kín. Từ các công đoạn ban đầu cho đến khi hoàn tất thành phẩm cuối cùng đều không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào độc.

    Xuất Khẩu Nấm Hữu Cơ

    Xuất Khẩu Nấm Hữu Cơ

    Xuất Khẩu Nấm Hữu Cơ

    Thị trường tiêu thụ Nấm tại Việt Nam và trên cả thế giới đều đang tăng dần qua các năm. Đặc biệt với nhu cầu “eat clean”, sống xanh và các chế độ ăn healthy tăng mạnh thời gian gần đây, các nguồn Nấm từ Việt Nam càng có nhiều lợi thế và tiềm năng xuất khẩu hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Nấm Phú Gia sẽ chia sẻ cùng các bạn các nguồn nấm khô xuất khẩu chất lượng cao – được bạn bè thế giới yêu thích và tin dùng, các thủ tục để xuất khẩu nấm cũng như các thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu Nấm sang các thị trường nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đài Loan,…

    Phương Pháp Trồng Nấm

    Phương Pháp Trồng Nấm

    Phương Pháp Trồng Nấm

    Nấm khác với những thực vật xanh: không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm. Chính vì thế, tất cả hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng, tương đương với giới thực vật và động vật.

    Kỹ Thuật Chăm Sóc Nấm

    Kỹ Thuật Chăm Sóc Nấm

    Kỹ Thuật Chăm Sóc Nấm

    Những năm gần đây, nghề trồng nấm đã thực sự phát triển và trở thành nguồn thu chính cho nhiều hộ nông dân. Để có những thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng thì người trồng nấm cần phải trải qua nhiều công đoạn, quy trình kỹ thuật trồng phức tạp đòi hỏi phải bỏ công sức, thời gian chăm sóc mới cho năng suất chất lượng tốt.

    facebook