Nhu cầu thị trường tiêu thụ Nấm toàn cầu liên tục tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Thị trường Nấm toàn Cầu năm 2019 ước tính vào khoảng 53.7 tỷ Đô la Mỹ và được dự báo sẽ đạt hơn 86.6 tỷ vào năm 2025. Thêm vào đó phong trào ăn chay do những lo ngại về sức khỏe của việc ăn quá nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật cũng làm tăng nhu cầu của những nguồn protein thay thế, trong đó có nấm
Trong khi đó tại Việt Nam, trồng nấm xuất khẩu là một chủ trương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Sản lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng đều đặn nhưng đang được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng để phát triển vượt bậc
Xuất khẩu nấm ăn từ Việt Nam đến các thị trường nước ngoài
Việt Nam có 3 loại nấm ăn dễ xuất khẩu như: nấm hương, nấm đông cô, và mộc nhĩ. Đây cũng là 3 loại nấm có thể chế biến được đa dạng các món ăn và trở thành một phần trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng.
Đặc biệt, dưới dạng sấy khô, xuất khẩu nấm ăn trở nên dễ dàng hơn trong việc đóng gói, vận chuyển và bảo quản.
2.2. Xuất khẩu nấm dược liệu từ Việt Nam đến các thị trường nước ngoài
Top các loại nấm dược liệu quý tại Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu: Linh Chi Đỏ Hữu Cơ, Linh Chi Sừng Hươu Hữu Cơ, Đông Trùng Hạ Thảo, … Ngoài ra còn có Nấm Bụng Dê, Nấm Thái Dương, Nấm Hầu Thủ. Đây đều là các loại nấm có dược tính cao, khó nuôi trồng và có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế.
Nấm dược liệu là các loại nấm có dược tính mạnh, trong đó có những loại đã được khoa học chứng minh là có những hoạt chất quý hiếm có trong tự nhiên.
III. Thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu nấm tới các thị trường nước ngoài
3.1. Việt Nam có xuất phát điểm là nước nông nghiệp
Với ưu thế là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, Việt Nam có rất nhiều ưu thế trong việc trồng nấm xuất khẩu. Nhất là Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nấm và Kinh Nghiệm Sản Xuất.
Nhà nước Việt Nam cũng có nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều công trình nghiên cứu với sự tham gia của các kỹ sư, nhà khoa học hàng đồng góp sức vào việc phát triển trồng nấm trên khắp cả nước.
Nhà nước Việt Nam cũng có nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều công trình nghiên cứu với sự tham gia của các kỹ sư, nhà khoa học hàng đồng góp sức vào việc phát triển trồng nấm trên khắp cả nước.
3.2. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào
Việt Nam có lực lượng nhân công trong ngành nông nghiệp đông đảo, có tay nghề cao và và nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Với khoảng 70% dân số làm ngành nông nghiệp, Việt Nam được đánh giá là thị trường phù hợp để phát triển ngành nông nghiệp chất lượng cao, trong đó bao gồm cả trồng nấm xuất khẩu.
Người lao động Việt Nam cũng được đánh giá là nhanh nhạy trong tiếp cận các công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại. Do đó việc phát triển trồng nấm xuất khẩu quy mô lớn ở Việt Nam rất phù hợp với nguồn lao động trong nước.
3.3. Các trang trại nấm ở Việt Nam đang phát triển nhanh
Các trang trại nấm ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, liên tục đổi mới về công nghệ, kỹ thuật, đưa về các giống nấm tốt hơn.
Sản lượng và quy mô của các trang trại tăng đều hàng năm với chất lượng không ngừng được cải thiện.
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng hơn.
Trong đó, kể từ năm 2019, Phú Gia đã trở thành trang trại nấm đầu tiên nhận được chứng nhận hữu cơ của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDA và chứng nhận hữu cơ của liên minh Châu Âu. Đây là các thành tựu xuất sắc của Phú Gia nói riêng và ngành trồng nấm xuất khẩu ở Việt Nam nói chung.